Danh Ngôn về sự Học

Thực chất con người bắt đầu già đi khi mất năng lực học tập. – A-CORAP

Những thiếu niên nào có công học tập cũng sẽ sớm trở thành thiên tài. – ALINCON

Ba cái nền của sự học là: Thấy nhiều, chịu gian khổ nhiều và tìm tòi nhiều.- CATHERALL

Lúc giàu chẳng sẻn, lúc nghèo mới hối.

Lúc rỗi chẳng học, lúc làm mới hối.

Lúc thường chẳng giữ gìn, lúc ốm mới hối.

(Cổ Ngữ)

Phải học nhiều, học hết sức mình và luôn luôn sẵn sàng ủng hộ những sự nghiệp chính nghĩa. – CHÊ CHÊ VARA

Tài năng chỉ có một phần ba là bản tính, một phần ba là trí thức và một phần ba là ý chí. – D.ĐÔ-XKI

Điếc, nhưng không phải là không biết gì, bởi còn có thể đọc được sách báo.

Điếc thực sự là không chịu học hỏi người khác.

(Ngạn ngữ DO THÁI)

Những người khôn khéo không gom đống các kiến thức mà tuyển chon chúng. – DE LAMBERT

Không có quyển sách nào hay đối với người dốt.

Không có tác phẩm nào dở đối với người khôn.

(DIDERCT)

Chính học vấn làm cho đời sống không có hình ảnh của cái chết – D.CATON

Tôi đọc sách không những để trí tuệ mở mang mà còn để cho tâm hồn thanh thoát nữa. – ENGÉNIE-DEGUERIN

Văn hoá là cái gì còn lại thì người ta quên hết cả. Là cái gì vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả. (E. HEN-RI-ỐT)

Không có tài sản nào quý bằng trí thông minh. Không vinh quang nào lớn hơn học vấn và hiểu biết. – E.DO.LA

Ngay cả trí tuệ thông minh nhất vẫn còn có điều phải học. – G. XAN-TAI.AN-NA

Học mà không suy nghĩ thì vô ích. Suy nghĩ mà không học thì hiểm nguy. – KHỔNG TỬ

Không có cái gì vĩ đại trên thế giới thực hiện được nếu thiếu lòng say mê. – G. HÊ GHEN.

Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học ở nhau. – HỒ CHÍ MINH

Thà đừng sinh ra đời còn hơn là bị thất học. – HÂY UT

Nhờ ở phương tiện lịch sử, tất cả sự không ngoan của kẻ khác trở thành của ta. – BAN-ZẮC

Nếu trở thành chúa trời thì ngai vàng của ta sẽ là sách. – I.AN RÊ ÉP

Muốn xây dựng thì phải có tri thức, phải nắm được khoa học, mà muốn có tri thức thì phải học tập. – I.XTA LIN

Ai ham học người đó gần đến được đức thiện. – KHỔNG TỬ

Tâm hồn không giữ được tình yêu lớn. – NGẠN NGỮ NGA

Đọc sách không băng suy ngẫm, học trường không hơn được trường đời. – KANT

Học mà đạo hạnh không cầm. Khác chi cỏ dại nảy mầm đồi hoang. – KHỔNG NGHI

Kẻ ham học hỏi thì gần được đức Trị.

Kẻ cố gắng làm chuyện phải thì gần được đức Nhân.

Kẻ biết xấu hổ thì gần được đức Dũng.

(KHổNG TỬ)

Hoàng kim có cái giá trị của nó, còn kiến thức thì vô giá. – DANH NGÔN PHƯƠNG ĐÔNG

Cái gì mà ta học được ở tuổi thơ thì luôn luôn còn mãi. – KHUYẾT DANH

Ôn lại những điều đã học để biết thêm điều mới, người đó có thể làm thầy thiên hạ. – KHỔNG TỬ

Hễ mà ghi nhớ được nhiều lời nói và việc làm của người xưa thì ứng dụng vào tâm tư được chính xác, ứng dụng vào sự việc được thích nghi. Như thế gọi là học. – LÊ QUÝ ĐÔN

Những kẻ cứ làm mà không cần học vấn chẳng khác nào người thuỷ thủ đi trên chiếc tàu không bánh lái. Không địa bàn và cũng chẳng biết rằng họ sẽ đi đâu. – L.DEVICI

Những điều ta biết là có hạn, những điều ta không biết là vô hạn. – LAPATXƠ

Đối với tôi, phải đọc sách để mở rộng tầm nhìn, kích thước suy nghĩ để trí tuệ phong phú chứ không phải để nhớ lấy nhiều. – M.MONG-TE-NHƠ

Người có học không phải là người biết nhiều mà là người biết rõ những gì mình phải biết và biết rõ những gì mình đã biết. – M.GRUT

Đọc rất hữu ích khi ta suy ngẫm điều mình đọc. – MALEBRANCHE

Có những cái mà không biết thì dễ chịu hơn là biết. Nhưng cái gì cũng cần phải biết. – M.GOORKI

Gốc của học tập là học làm người. – NGẠN NGỮ TRUNG QUỐC

Nếu ruộng anh không được cày thì kho vựa anh sẽ trống rỗng; nếu sách anh không được đọc thì con cháu anh sẽ dốt nát. – NGẠN NGỮ PHƯƠNG ĐÔNG

Người hiếu học dầu chết cũng như còn. Người không học tuy còn cũng chẳng qua là thây bị thịt mà thôi. – NGHIÊM MAT

Người thực sự có giáo dục là người tự biết giáo dục mình. – NGẠN NGỮ ANH

Nên thợ, nên thầy vì có học. No ăn, no mặc bởi hay làm. NGUYỄN TRÃI

Đọc sách có ba cái tới; mắt tới, miệng tới, tâm tới. – NGẠN NGỮ TRUNG QUỐC

Đối với việc học không có tuổi già. Sống bao nhiêu năm hãy học bấy nhiêu năm. – NGẠN NGỮ NGA

Học la` cốt để biết Đạo, Đạo có gì khác đâu: Trung hiếu mà thôi vậy. – NGÔ THÌ NHẬM

Đời người ngắn ngủi lắm trần trừ sao được, khi nghĩ được việc gì là tôi thực hiện ngay. – NAPOLÉON IER

Rễ của sự học tập thì đắng, quả của sự học tập lại ngọt. – NGẠN NGỮ NGA

Đi một ngày đàng học một sàng khôn. – NGẠN NGỮ VIỆT NAM

Nhân nghĩa là đạo đức cao nhất ở đời. – NGUYỄN TRÃI

Nghị lực là bài tập về lòng dũng cảm của chí khí. Không phải học ở sách mà còn phải học ở cuộc sống nữa. – N.CRÚP-XCAI-A

Phải tôn kính thầy dạy mình bởi lẽ nếu cha mẹ cho ta sự sống thì thầy giáo sẽ cho ta phương cách sống đàng hoàng, tử tế. – PH. DE CYTHERE

Khả năng bẩm sinh tựa như các loại cây cảnh, cần phải chăm tỉa bằng học vấn. – FRALCON

Ai bắt chước điều xấu luôn luôn là làm xấu hơn. Ai bắt trước điều tốt thường không làm bằng người gương mẫu. – FSRANCESCO

Hiểu biết là ngọn nguồn chảy mãi. Cơn khát không hút cạn nó và nó cũng không bao giờ giải xong cơn khát. – F. RUCKERT

Mặt trời mọc rồi lặn, mặt trăng tròn lại khuyết nhưng ánh sáng người mà thầy rọi vào ta sẽ còn mãi trong suốt cuộc đời. – QUÁCH MẠC NHƯỢC

Từ thuở ấu thơ tới lúc trưởng thành, những bài học về nghĩa vụ được coi là sự giáo dục toàn diện – R.TAGORE

Bạn hãy đọc sách đi và mong sao trong đời sẽ không có ngày nào bạn không đọc đựoc dù chỉ một trang sách mới. – R. PAUTOPXKI

Ta không bao giờ trở nên thông thái nếu chỉ chịu đọc hay đọc những gì mình thích mà thôi. – ROREPT

Học giống như đi đò nước ngược không tiến thì lùi. Lòng như ngựa thả đồng bằng dễ buông khó bắt. – SÁCH MINH TÂM

Nhà phê bình là người biết đọc sách và chỉ dẫn cho kẻ khác cách đọc sách. – SAINT BEUVE

Bất cứ sự hiểu biết gì cũng đều do quan sát và kinh nghiệm mà biết. – SAINT BEUVE

Kẻ học giả không lo không có tài, chỉ lo không có chí. – TRUNG LUẬN

Có học những câu cổ nhân dạy thì mới hay. – THƯ KINH

Kiến thức lý thuyết là kho báu mà thực hành là chìa khoá. – THOMAS FSULLER

Nhiệm vụ quan trọng nhất của nền văn minh là dạy cho con người biết tư duy. – T. EDIXƠN

Không có gì nghèo bằng không có tài. Không có gì hèn bằng không có trí. – UÔNG CÁCH

Học rộng nhưng không lương tâm chỉ tổ làm hại tâm hồn. – RABELAIS

Người ta nhàm chán tất cả trừ hiểu biết. – VIRGHE

Lười nhác, ăn chơi hai thứ đó chẳng khác gì vực thẳm. – V.HUGO

Kiến thức là sự bắt nguồn của hành động, hành động là thành tựu của kiến thức. Sự học của các thánh nhân chỉ là kiến thức và hành động không tách rời nhau. – VƯƠNG DƯƠNG MINH


Bậc thượng học; lấy thần mà nghe.

Bậc trung học; lấy tâm mà nghe.

Bậc hạ học; lấy tai mà nghe.

(VĂN TỪ.)

Người có óc tưởng tượng mà thiếu học là có cánh mà không có chân. – JOUBERT

Tám điều ghi nhớ để đạt điều mình mơ ước.

Theo đuổi đến cùng điều mình mơ ước.

Tận dụng thời gian.

Không bước tắt.

Tự khắc phục nhược điểm.

Tự trao thưởng cho mình.

Hãy quay nhìn quá khứ.

Sự khuyến khích của người thân.

Tỉnh táo trước những cám dỗ.

(JOHNE ANDERSON)

Nguồn tổng hợp

Comments
One Response to “Danh Ngôn về sự Học”
  1. LÊ THỊ THU nói:

    Cam on cac co nhan da cho toi nhung cau danh ngon rat bo ich &hay do.Dog thoi cug xin cam on nguoi da lap ra trag webnay

Bình luận về bài viết này

  • " GẠT SANG MỘT BÊN NHỮNG SAI LẦM CỦA NGÀY HÔM QUA ĐỂ CÓ MỘT NGÀY LÀM VIỆC MỚI SẢNG KHOÁI, NHIỆT TÌNH..."

  • Thống kê

    • 417 188 hits